Môi trường phát triển tích hợp – IDE (integrated development environment), là phần mềm kết hợp các công cụ phát triển (developer tools) vào một nơi duy nhất. Các lập trình viên sử dụng IDE trong việc phát triển phần mềm hay ứng dụng.
Các chức năng cơ bản của một IDE
Một IDE thường bao gồm:
- Trình soạn thảo mã nguồn (Source Code Editor): Là công cụ soạn thảo văn bản có thể hỗ trợ viết code với các tính năng như làm nổi bật cú pháp, tự động hoàn thành câu lệnh cho các ngôn ngữ cụ thể và kiểm tra lỗi khi khi bạn lập trình.
- Công cụ gỡ lỗi (Debugger): Công cụ để kiểm tra các chương trình được viết và nó có thể hiển thị vị trí của lỗi trong code bằng đồ thị.
- Công cụ xây dựng tự động (local build automation): Công cụ này giúp developer tự động hóa các tác vụ đơn giản, có thể lặp đi lặp lại. Chẳng hạn biên dịch mã nguồn máy tính thành mã nhị phân, đóng gói mã nhị phân và chạy các bài kiểm tra tự động.
Tại sao các developer cần dùng IDE?
IDE cho phép các developer lập trình một cách nhanh chóng bởi lẽ IDE có nhiều tiện ích giúp họ không phải làm theo cách thủ công. Các lập trình viên cũng không cần phải dành quá nhiều thời gian để học cách sử dụng các công cụ khác nhau khi mọi tiện ích kết hợp ở một nơi duy nhất. Điều này đặc biệt hữu ích khi có người mới gia nhập team và học có thể dựa vào IDE để nắm ngay các công cụ và quy trình làm việc tiêu chuẩn của nhóm. Trên thực tế, hầu hết các tính năng của IDE đều nhằm tiết kiệm thời gian, như hoàn thành mã thông minh và tạo mã tự động, giúp loại bỏ nhu cầu nhập các chuỗi ký tự đầy đủ.
Các tính năng IDE phổ biến khác nhằm giúp các lập trình viên tổ chức quy trình làm việc và giải quyết các vấn đề. IDE phân tích cú pháp của code khi nó được viết, vì vậy các lỗi do lỗi của con người được xác định trong thời gian thực. Vì các tiện ích có ở một nơi duy nhất, các developer có thể thực hiện các tác vụ mà không cần chuyển đổi giữa các ứng dụng. Đánh dấu cú pháp (syntax highlighting) cũng là tiện ích phổ biến trong hầu hết các IDE. Nó sử dụng các dấu hiệu trực quan để phân biệt ngữ pháp trong trình soạn thảo văn bản. Một số IDE cũng bao gồm các trình duyệt lớp và đối tượng (class and object browsers), cũng như các sơ đồ phân cấp lớp (class hierarchy diagrams) cho một số ngôn ngữ nhất định.
Có cách nào khác để lập trình mà không cần IDE?
Bạn có thể lập trình mà không cần IDE hoặc xây dựng IDE của riêng bạn bằng cách tích hợp thủ công các tiện ích khác nhau với một trình soạn thảo văn bản như Vim hoặc Emacs. Đối với một số người, lợi ích của phương pháp này là khả năng tùy biến và kiểm soát cực tốt mà nó mang lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp, thời gian tiết kiệm, tiêu chuẩn hóa môi trường và các tính năng tự động hóa của các IDE vẫn là lựa chọn vượt trội hơn các phương pháp khác.
Ngày nay, hầu hết developer đều chọn IDE được cấu hình sẵn phù hợp nhất với trường hợp sử dụng cụ thể của họ, vì vậy câu hỏi không phải là có nên sử dụng IDE hay không mà là chọn IDE nào.
Các IDE thông dụng
Có nhiều tùy chọn IDE mã nguồn mở và hoặc có giấy phép trên thị trường. Việc chọn IDE nào là tùy vào nhu cầu của nhà phát triển. Môt số các đặc điểm phân biệt quan trọng nhất giữa các IDE có thể giúp bạn cho đúng IDE cho mình:
- Số lượng ngôn ngữ được hỗ trợ: Một số IDE dành riêng cho một ngôn ngữ và vì vậy sẽ phù hợp hơn với một mô hình lập trình cụ thể. Chẳng hạn, IntelliJ được biết đến chủ yếu như một IDE Java. Các IDE khác có một loạt các ngôn ngữ được hỗ trợ tất cả trong một, như IDE Eclipse hỗ trợ Java, XML, Python và các ngôn ngữ khác.
- Các hệ điều hành được hỗ trợ: Trừ khi bạn dùng IDE trên cloud, bạn cần xem IDE mình muốn dùng hỗ trợ hệ điều hành nào.
- Automation features: Even though most IDEs include the 3 key features of a text editor, build automation, and debugger, many include support for additional features like refactoring, code search, and continuous integration and continuous deployment (CI/CD) tools.
- Các tính năng tự động: Hầu hết các IDE đều bao gồm 3 tính năng chính là trình soạn thảo văn bản, xây dựng tự động và trình gỡ lỗi. Tuy nhiên các IDE có thể có thêm nhiều tính năng bao gồm hỗ trợ các tính năng bổ sung như tái cấu trúc (refactoring), code search, tích hợp liên tục và các công cụ triển khai liên tục (continuous integration and continuous deployment – CI/CD).
- Ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống: Việc sử dụng bộ nhớ của IDE có thể cần xem xét nếu bạn muốn chạy đồng thời các ứng dụng sử dụng nhiều bộ nhớ khác.
- Plugins và extensions: Một số IDE cho phép tùy chỉnh quy trình làm việc để phù hợp với nhu cầu và sở thích của nhà phát triển.
IDE cho phát triển các ứng dụng di động
Ngày nay, gần như mọi ngành đều bị ảnh hưởng bởi sự phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng được thiết kế cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, khiến nhiều công ty phát triển các ứng dụng di động bên cạnh các ứng dụng web truyền thống. Một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển ứng dụng di động là sự lựa chọn nền tảng. Ví dụ: nếu một ứng dụng mới được thiết kế để sử dụng trên iOS, Android và web, tốt nhất có thể bắt đầu với một IDE cung cấp hỗ trợ đa nền tảng cho nhiều hệ điều hành.
IDE đám mây
Các IDE được cung cấp dưới dạng Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS) dựa trên đám mây (cloud-based Software-as-a-Service) mang lại một số lợi ích độc đáo so với môi trường phát triển cục bộ. Sử dụng cloud IDE bạn không cần tải xuống phần mềm, không cần cấu hình và có thể bắt đầu viết code một cách nhanh chóng. Điều này cũng cung cấp một tiêu chuẩn chung trên các môi trường của các thành viên trong nhóm, điều này có thể giảm thiểu vấn đề phổ biến những tranh cãi kiểu như “cái này hoạt động trên máy của tôi, tại sao nó không hoạt động trên máy của bạn”. Ngoài ra, vì môi trường phát triển được quản lý tập trung nên không có mã nào nằm trên máy tính của từng developer, điều này có thể giúp giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ và bảo mật.
Tác động của các quá trình lên máy cục bộ cũng khác nhau. Các quy trình như chạy bản dựng và bộ thử nghiệm thường đòi hỏi nhiều tính toán, có nghĩa là các developer có thể không thể tiếp tục sử dụng máy trạm trong khi một quy trình đang chạy. Một IDE SaaS có thể điều phối các công việc mà không cần chiếm giữ độc quyền tài nguyên tính toán của một máy cục bộ. Cloud IDE cũng thường cho phép kết nối với các nhà cung cấp đám mây khác nhau.
Kết luận
IDE là một công cụ không thể thiếu trong lập trình ngày nay. Chọn IDE phù hợp tùy vào nhiều yếu tố như ngôn ngữ lập trình bạn dùng, các tính năng tự động, hiệu suất… Bạn cũng có thể chọ Cloud IDEs để giảm thiểu việc phụ thuộc vào các máy cục bộ.