Dân chủ hóa dữ liệu
Ảnh: towardsdatascience.com

Các doanh nghiệp đều có rất nhiều dữ liệu từ mọi góc độ. Có một áp lực không hề nhỏ là phải sử dụng thông tin chi tiết mà chúng ta thu thập được từ dữ liệu để cải thiện kết quả kinh doanh. Từ lượng dữ liệu đáng kinh ngạc mà các doanh nghiệp có được cùng công nghệ xử lý giúp những người không chuyên về kỹ thuật hiểu được dữ liệu đã dẫn đến yêu cầu về dân chủ hóa dữ liệu. Vậy dân chủ hóa dữ liệu có nghĩa là gì? Ưu, nhược điểm của quá trình dân chủ hóa dữ liệu và sự đổi mới công nghệ đã để hỗ trợ nỗ lực này ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Dân chủ hóa dữ liệu là gì?

Dân chủ hóa dữ liệu có nghĩa là mọi người đều có quyền truy cập vào dữ liệu và không có sự ngăn cản tạo ra nút thắt cổ chai ở cổng dữ liệu. Nó yêu cầu chúng ta cho phép truy cập dữ liệu một cách dễ dàng để mọi người hiểu được dữ liệu và có thể sử dụng dữ liệu để đẩy nhanh quá trình ra quyết định và tìm ra các cơ hội cho một tổ chức. Mục tiêu dân chủ hóa dữ liệu là để mọi người sử dụng dữ liệu bất kỳ lúc nào để đưa ra quyết định mà không có rào cản đối với việc tiếp cận.

Cho đến gần đây, dữ liệu thuộc quyền sở hữu của các bộ phận IT. Các đơn vị kinh doanh như tiếp thị, nhà phân tích kinh doanh và giám đốc điều hành đã sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh, nhưng họ luôn phải thông qua bộ phận IT để lấy dữ liệu. Đây là cách mà nó đã xảy ra trong hơn 5 thập kỷ và vẫn có một số người tin rằng nó nên giữ nguyên như vậy.

Tại sao phải dân chủ hóa dữ liệu?

Những người ủng hộ dân chủ hóa dữ liệu tin rằng bắt buộc phải phân phối thông tin cho tất cả các nhóm làm việc để đạt được lợi thế cạnh tranh. Càng có nhiều người có chuyên môn đa dạng có khả năng truy cập dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng sẽ giúp tổ chức của bạn xác định và thực hiện hành động đối với những thông tin chi tiết quan trọng về doanh nghiệp. Có nhiều chuyên gia tin rằng dân chủ hóa dữ liệu là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Khi bạn cho phép truy cập dữ liệu vào bất kỳ cấp nào trong công ty của mình, điều đó sẽ trao quyền cho các cá nhân ở tất cả các cấp quyền sở hữu và trách nhiệm sử dụng dữ liệu trong quá trình ra quyết định của họ.

Những lo ngại về dân chủ hóa dữ liệu

Một số tổ chức vẫn lo ngại rằng có thể xảy ra việc hiểu sai dữ liệu của các nhân viên không phải là kỹ thuật và những nhân viên này sau đó sẽ đưa ra các quyết định sai dựa trên cách giải thích dữ liệu không tốt của họ. Ngoài ra, càng nhiều người dùng có quyền truy cập vào dữ liệu thì rủi ro bảo mật dữ liệu càng lớn và càng có nhiều thách thức đối với việc duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu. Một số dữ liệu vẫn tồn tại trong silo (tức là có những rào cản truy cập), mặc dù đã có sự cải thiện lớn trong những năm gần đây, nhưng thực tế này vẫn có thể gây khó khăn cho những người ở các bộ phận khác nhau trong việc truy cập và xem dữ liệu. Một mối quan tâm khác về dân chủ hóa dữ liệu là sự trùng lặp nỗ lực giữa các nhóm khác nhau có thể tốn kém hơn một nhóm phân tích tập trung.

Đổi mới công nghệ thúc đẩy dân chủ hóa dữ liệu

Một trong những lý do khiến quá trình dân chủ hóa dữ liệu trở nên hấp dẫn hơn là do lượng dữ liệu đáng kinh ngạc được tạo ra, mà chúng ta thường gọi là dữ liệu lớn. Ngoài ra, đã có những cải tiến công nghệ giúp hiểu dữ liệu cho những người không chuyên về kỹ thuật. Sau đây là một vài ví dụ:

  • Phần mềm ảo hóa dữ liệu (Data virtualization software): Phần mềm ảo hóa dữ liệu lấy và xử lý dữ liệu mà không cần biết các chi tiết kỹ thuật về nó. Điều này giúp tránh vấn đề cần phải làm sạch các điểm không nhất quán trong dữ liệu hoặc các định dạng tệp khác nhau.
  • Phần mềm liên kết dữ liệu (Data federation software): Phần mềm này sử dụng siêu dữ liệu để tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau thành cơ sở dữ liệu ảo.
  • Lưu trữ đám mây: Một trong những cách mà các tổ chức đang tránh khỏi các hầm chứa dữ liệu (data silo) đã ngăn cản quá trình dân chủ hóa dữ liệu trong quá khứ là sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây làm vị trí trung tâm để lưu trữ dữ liệu. Tính năng bảo mật quản lý cơ sở dữ liệu mã hóa hoặc che giấu dữ liệu (mask data) để nâng cao tính bảo mật.
  • Các ứng dụng BI tự phục vụ (Self-service BI applications): Các ứng dụng này giúp người dùng không chuyên về kỹ thuật diễn giải phân tích dữ liệu dễ dàng hơn. Bây giờ chúng tôi có thể có một máy xem xét dữ liệu và giải thích nó cho những người dùng không chuyên về kỹ thuật.

Dân chủ hóa dữ liệu là một sự tiến hóa

Bất kỳ tổ chức nào dân chủ hóa dữ liệu đều cần có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo dữ liệu được quản lý cẩn thận. Mọi người trong tổ chức nên được đào tạo đúng cách về cách sử dụng dữ liệu tốt nhất để thúc đẩy các sáng kiến và tiến bộ của công ty. Dân chủ hóa dữ liệu được kỳ vọng là một sự tiến hóa trong đó mỗi cá nhân sẽ thắng khi những người dùng không chuyên về kỹ thuật có được cái nhìn sâu sắc với việc truy cập vào dữ liệu. Từ đó chứng minh được giá trị của quá trình dân chủ hóa dữ liệu.

Mặc dù vẫn còn quá sớm để biết được toàn bộ tác động của việc dân chủ hóa toàn bộ dữ liệu trên tất cả các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều hy vọng rằng nó sẽ cách mạng hóa việc ra quyết định kinh doanh của chúng ta bằng cách cho phép nhân viên ở mọi cấp có quyền truy cập và thông tin chi tiết từ dữ liệu mà tổ chức của họ thu thập.

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2017/07/24/what-is-data-democratization-a-super-simple-explanation-and-the-key-pros-and-cons/?sh=3185f2936013

Đánh giá bài viết

Average rating 4.9 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.

Comments are closed.