Nếu bạn đang tìm cách cải thiện khả năng mở rộng, giảm chi phí và chuẩn hóa việc triển khai phần mềm trên nhiều máy và nền tảng, thì containers (vùng chứa) và virtual machines (VM – máy ảo) là hai trong những cách tiếp cận hàng đầu được sử dụng hiện nay. Hai kỹ thuật này cũng không loại trừ lẫn nhau, cả hai đều có thể giúp bộ phận IT trở nên linh động hơn và đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, các khái niệm có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người.

Cả containers and máy ảo đều là công nghệ phần mềm tạo ra các gói ảo độc lập. Ngoài điểm chung đó, chúng khác nhau về hoạt động, đặc điểm và trường hợp sử dụng.

Để tìm hiểu sự khác nhau giữa containers và VM, chúng ta hãy tìm hiểu về các công nghệ này

Máy ảo và ảo hóa là gì?

Trước khi có công nghệ container xuất hiện, máy ảo là công nghệ được lựa chọn để tối ưu hóa dung lượng máy chủ. Được lập trình để mô phỏng phần cứng của một máy tính vật lý với một hệ điều hành hoàn chỉnh, các máy ảo (và hypervisor tức phầm mềm giám sát ) làm cho máy tính có thể chạy như là nhiều máy tính với nhiều hệ điều hành khác nhau trên phần cứng của một máy chủ vật lý.

Ảo hóa và không ảo hóa. Ảnh: software.intel.com

Hypervisor là gì?

Virtualization hay ảo hóa không thể xảy ra nếu không có hypervisor. Hypervisor hay còn gọi là chương trình điều khiển máy ảo (virtual machine monitor), là lớp phần mềm hoặc firmware cho phép nhiều hệ điều hành chạy song song, tất cả đều có quyền truy cập vào cùng một tài nguyên máy chủ vật lý. Hypervisor sắp xếp và phân tách các tài nguyên có sẵn (sức mạnh tính toán, bộ nhớ, lưu trữ, v.v.), căn chỉnh một phần cho mỗi máy ảo khi cần thiết.

Hypervisor. Ảnh VMWare

Ưu và nhược điểm của máy ảo

Ưu điểm của máy ảo

Về mặt trực quan, mỗi ảnh máy ảo (virtual machine image) trông giống như một thư mục dữ liệu. Mỗi tệp có thể được di chuyển và sao chép dễ dàng như bạn có thể di chuyển và sao chép các loại tệp khác. Bằng cách này, bạn có thể tập trung khối lượng công việc và chạy một số hệ điều hành khác nhau mà không tăng chi phí, một lợi thế rất lớn so với phần cứng riêng biệt. Bạn cũng có thể cập nhật ứng dụng và hệ điều hành mà không ảnh hưởng đến người dùng cuối.

Nhược điểm

  • Vì mỗi máy ảo bao gồm một hệ điều hành và bản sao ảo của tất cả phần cứng mà hệ điều hành yêu cầu, máy ảo yêu cầu tài nguyên RAM và CPU đáng kể.
  • Do sự gia tăng các bản sao ảo và tài nguyên cần thiết, vòng đời phát triển phần mềm phức tạp hơn với máy ảo
  • Di chuyển máy ảo giữa các đám mây công cộng, đám mây riêng và các trung tâm dữ liệu truyền thống có thể là một thách thức.

Containers và containerization là gì?

Cũng giống như việc sử dụng các container vận chuyển đã thay đổi hoạt động hậu cần toàn cầu, sự gia tăng của container phần mềm đang chuyển đổi việc phát triển và triển khai phần mềm.

Container chia sẻ kernel của host OS với các containers khác và phần được chia sẻ của hệ điều hành là ở trạng thái read-only. Do đó, các container là khá nhẹ nhàng, vì vậy bạn có thể triển khai nhiều containers trên một máy chủ (hoặc một máy ảo) và không phải dành toàn bộ máy chủ cho một ứng dụng duy nhất. Và, bạn chỉ có một hệ điều hành để duy trì. Việc mở rộng quy mô trở nên nhanh chóng và dễ dàng mà không cần thêm không gian máy chủ.

Containerization giải quyết mọi vấn đề phát triển và triển khai phần mềm.

Containers và virtual machine. Ảnh Google Cloud

Nhược điểm của container

  • Tất cả các container trên một máy chủ cụ thể phải được thiết kế để chạy trên cùng một loại hệ điều hành. Các container dựa trên một hệ điều hành khác sẽ yêu cầu một máy chủ lưu trữ khác.
  • Bởi vì hệ điều hành được chia sẻ, một lỗ hổng bảo mật trong nhân hệ điều hành là mối đe dọa cho tất cả các container trên máy chủ.
  • Container hóa vẫn là một giải pháp mới với nhiều khác biệt trong kế hoạch thực hiện và nguồn lực có kỹ năng, khiến việc áp dụng trở thành một quá trình đầy thách thức đối với một số người.

Containerization (khoanh vùng) và virtualization (ảo hóa): chọn kỹ thuật nào?

Máy ảo rất tốt để hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu đầy đủ chức năng của hệ điều hành khi bạn muốn triển khai nhiều ứng dụng trên một máy chủ hoặc khi bạn có nhiều hệ điều hành khác nhau để quản lý. Container là lựa chọn tốt hơn khi ưu tiên lớn nhất của bạn là giảm thiểu số lượng máy chủ bạn đang sử dụng cho nhiều ứng dụng.

Mục đích sử dụng của bạn cũng quan trọng. Các container là một lựa chọn tuyệt vời cho các nhiệm vụ có vòng đời ngắn hơn. Với thời gian thiết lập nhanh chóng, chúng thích hợp cho các công việc có thể chỉ mất vài giờ. Máy ảo có vòng đời dài hơn so với container và tốt nhất nên được sử dụng trong thời gian dài hơn.

Chọn lựa kỹ thuật nào cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều thứ khác, từ quy mô hoạt động, quy trình làm việc đến văn hóa CNTT và kỹ năng mà các tổ chức có được. Và, các công nghệ container và ảo hóa có thể kết hợp với nhau theo một số cách thú vị có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bạn.

Cuối cùng, ảo hóa và container hóa đều có thể có một vị trí trong chiến lược CNTT của các tổ chức. Hãy xem xét các mục tiêu cuối cùng, các trường hợp sử dụng và kỹ năng của các nhân viên trước khi đặt ra một lộ trình cụ thể.

Theo https://www.burwood.com/blog-archive/containerization-vs-virtualization

Đánh giá bài viết

Average rating 4.8 / 5. Vote count: 6

No votes so far! Be the first to rate this post.

Comments are closed.