phát triển low-code
Image: moveoapps.com

Các công cụ không mã và mã thấp (no-code & low-code) ngày càng phát triển. Gartner đã đưa ra các dự đoán về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, ai sẽ xây dựng chúng, tác động của AI và đại dịch. Công ty nghiên cứu phát hiện ra rằng vào năm 2024, 80% sản phẩm và dịch vụ công nghệ sẽ được xây dựng bởi những người không phải là chuyên gia công nghệ. Gartner cũng hy vọng sẽ thấy nhiều thông báo hơn về việc ra mắt công nghệ từ các công ty nontech trong năm tới.

Theo Phó chủ tịch Gartner, Rajesh Kandaswamy, rào cản để trở thành một nhà sản xuất công nghệ đang giảm xuống do các công cụ phát triển low-code và no-code. Điều này áp dụng cho rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Nhìn chung, Kandaswamy nhận thấy các doanh nghiệp ngày càng coi kinh doanh kỹ thuật số như một môn thể thao đồng đội, thay vì lĩnh vực duy nhất của bộ phận CNTT.

Trong nghiên cứu này, Gartner đã định nghĩa các chuyên gia công nghệ là những người có nhiệm vụ chính là giúp xây dựng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, sử dụng các kỹ năng cụ thể như kiểm thử phát triển phần mềm và quản lý cơ sở hạ tầng. Những người này bao gồm các chuyên gia CNTT và nhân viên có chuyên môn chuyên sâu như CRM, AI, blockchain và DevOps.

Nhưng thay vì chỉ các chuyên gia công nghệ thúc đẩy những bước tiếp theo, Gartner dự đoán dân chủ hóa phát triển công nghệ sẽ giúp các citizen developer (những lập trình viên mà không biết viết code), nhà khoa học dữ liệu và business technologists (nhà công nghệ kinh doanh, một thuật ngữ ám chỉ các nhân viên sửa đổi, tùy chỉnh hoặc định cấu hình phân tích của riêng họ) có thể tự động hóa quy trình hoặc các giải pháp như một phần công việc hàng ngày của mình. Ngoài những người không phải là công nghệ thông tin, các hệ thống AI tạo ra phần mềm cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng, theo Gartner.

Từ low-code đến AI

Các công cụ được sử dụng để phát triển low-code – chẳng hạn như trình chỉnh sửa kéo và thả, trình tạo mã, và các công cụ tương tự – cho phép người dùng không chuyên về kỹ thuật đạt được những gì trước đây chỉ có thể làm với kiến ​​thức lập trình. Nhưng bằng cách tự động hóa và trừu tượng hóa một số quy trình kỹ thuật cơ bản, và bằng cách làm cho việc sử dụng code hoặc tập lệnh là tùy chọn, các công cụ này giúp nhiều người tùy chỉnh các tính năng và chức năng trong các ứng dụng khác nhau dễ dàng hơn. Hơn nữa, AI có tiềm năng tự động hóa và cải thiện nhiều khía cạnh của phát triển phần mềm, từ đánh giá nhu cầu đến triển khai.

Kandaswamy lấy một ví dụ, là hiện đã có các tính năng học máy giúp cho việc lập trình như Microsoft’s Intellicode. Mặc dù những công cụ như vậy còn sơ khai, chúng ta có thể mong đợi độ tinh vi của chúng sẽ được cải thiện và chúng sẽ giúp giảm bớt rào cản cho những người không có kỹ năng chuyên môn để phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ hữu ích.

Nhìn chung, xu hướng dân chủ hóa sự phát triển công nghệ này được thúc đẩy bởi việc mua sắm bên ngoài doanh nghiệp CNTT truyền thống, Gartner cho biết. Tổng chi tiêu cho các mua sắm này trung bình lên tới 36% ngân sách CNTT chính thức.

Tác động củađại dịch

Từ bán lẻ đến dịch vụ tài chính, ngày càng nhiều công ty đang nỗ lực tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số. Khi làm như vậy, họ thường tham gia vào các thị trường liên quan đến hoặc cạnh tranh với các nhà cung cấp công nghệ truyền thống. Gartner dự đoán đến năm 2042, hơn một phần ba các nhà cung cấp công nghệ sẽ cạnh tranh với các nhà cung cấp không phải là công nghệ.

Theo Gartner, trong việc thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, đại dịch chỉ đẩy nhanh sự thay đổi này. Các dịch vụ đám mây, các sáng kiến kinh doanh kỹ thuật số và các dịch vụ từ xa nhanh chóng mở rộng do hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng, mở ra cánh cửa cho những khả năng mới trong tích hợp và tối ưu hóa.

Vào năm 2023, Gartner dự đoán rằng doanh thu 30 tỷ đô la sẽ được tạo ra từ các sản phẩm và dịch vụ không tồn tại trước đại dịch.

Theo https://venturebeat.com/2021/06/14/80-of-tech-could-be-built-outside-it-by-2024-thanks-to-low-code-tools/amp/

Đánh giá bài viết

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Comments are closed.